KCN Quang Minh: Doanh nghiệp vi phạm luật môi trường bị chủ đầu tư ép

Mặc đơn thư kiện cáo “rợp trời”, mặc yêu cầu “khắc phục” từ cơ quan thanh - kiểm tra, những tồn tại, sai phạm tại Khu công nghiệp (KCN) Quang Minh vẫn ngang nhiên kéo dài từ năm này qua tháng nọ khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi: Ai đã “chống lưng” cho doanh nghiệp (DN) này?

 

Đường vào một xưởng sản xuất đang xuống cấp
KCN Quang Minh được hình thành từ Cụm công nghiệp (CCN) Quang Minh (tỉnh Vĩnh Phúc) với vị trí đắc địa (nằm trên đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài), phía trước quốc lộ lớn, phía sau có đường sắt chạy ngang. CCN Quang Minh từng là “điểm sáng” của huyện Mê Linh và năm 2003 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho huyện Mê Linh làm chủ đầu tư xây dựng trục chính vào CCN này với vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng.
Quyết định “lạ” của Chủ tịch tỉnh
Năm 2003, đầu tư KCN đang là “mốt”, nhiều “đại gia” đã nhòm ngó CCN Quang Minh và muốn “lên đời” CCN này bằng một KCN tầm cỡ quốc gia. Rốt cuộc thì tháng 9/2003, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 3317 giao cho Cty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức (Cty Nam Đức) làm chủ đầu tư. Sau đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có một quyết định rất lạ lùng, thay đổi cam kết với hơn 80 DN mình đã “rải thảm” mời vào trước đó để đặt ra mức phí theo hướng có lợi cho Cty Nam Đức.
Theo đó, Quyết định số 3937/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã buộc các DN phải trả tiền hạ tầng cho Cty Nam Đức ngay 20% trong năm đầu tiên, 80% còn lại sau 5 năm. Hơn thế, theo phân tích của các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho số DN đệ đơn kiện Cty Nam Đức thì Quyết định 3937 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc mang tính áp đặt hành chính với những quan hệ thương mại thông thường giữa các DN, vi phạm quy định về quản lý ngoại hối theo Điều 1 Nghị định 63/1998 của Chính phủ.
Quyết định này sai cả về mặt nội dung và hình thức bởi Chủ tịch UBND tỉnh không có thẩm quyền ấn định giá cho một giao dịch thương mại. Nếu nói việc cung ứng dịch vụ hạ tầng trên có liên quan trực tiếp tới dự án do tỉnh quản lý thì đây phải là quyết định của một hội đồng. Quyết định cần có sự thẩm định từ Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường 
Đến nghi án có “bùa hộ mệnh” chống lưng?
Chưa hết, theo kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 12/10/2007, trong quá trình đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Quang Minh, Cty Nam Đức đã không thực hiện đúng tiến độ đầu tư dự án, cho các DN thuê đất trái với quy định (cho các DN cho thuê đất có diện tích nhỏ hơn modun nhỏ nhất). Cho 5 DN thứ cấp thuê đất làm công nghiệp vào đất cây xanh.
Sau 6 năm được cấp phép, gần 100 DN đã đi vào hoạt động, Cty Nam Đức đã ép các DN nộp phí hạ tầng, thế nhưng tới ngày 10/9/2010, Sở TN-MT TP.Hà Nội vẫn có Văn bản số 3173 nêu rõ Sở này không xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Cty Nam Đức bởi hệ thống thu gom nước thải, nước mưa chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ. Một số DN đã đi vào hoạt động nhưng không có đường thoát nước mưa, nước thải.
Thanh thế chủ đầu tư nói lên điều gì?
Hồ sơ mà PLVN thu thập được cho thấy, Cty Nam Đức là Cty con thuộc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group) do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Đại biểu Quốc hội Khóa XII và hiện đang là Đại biểu Quốc hội Khóa XIII - làm Chủ tịch HĐQT. VID Group đang là chủ đầu tư và quản lý 9 KCN ở miền Bắc, trong đó có KCN Quang Minh, Hà Nội.
KCN Thạch Thất - Quốc Oai nhà máy xử lý nước thải cũng chỉ được đầu tư công suất xử lý ở mức 1.500m3/ngày đêm, trong khi lượng nước thải của cả KCN luôn ở mức hơn 10.000m3/ngày đêm. Hơn 8.500m3 nước thải mỗi ngày còn lại không được xử lý được xả trực tiếp ra môi trường khiến lãnh đạo chính quyền và nhân dân địa phương bức xúc. Bên cạnh đó, KCN Thạch Thất còn từng xảy ra tình trạng “xã hội đen” chuyên đi thu "phế", cưỡng đoạt tài sản của các doanh nghiệp hoạt động tại KCN này.
Hai ví dụ trên cho thấy phải chăng đối với VID, ô nhiễm môi trường trong các KCN mình đầu tư, quản lý là “chuyện thường ngày ở huyện”?
PLVN tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Các tin khác

Cụm Công Nghiệp Hà Bình Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội

Khu công nghiệp Lợi Bình Nhơn và những thông tin cần biết

Thông tin về Khu công nghiệp Tràng Duệ Hải Phòng

Khu công nghiêp nam Cầu Kiền-Thành phố Hải Phòng

Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh

Khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ

BĐS ở các khu công nghiệp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

Thanh Hoá: Thêm khu công nghiệp gần 300 ha

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tp. Hồ Chí Minh

Khu Công Nghiệp Tân Đô

Khu công nghiệp Sóng Thần 1 - Bình Dương

Khu Công Nghiệp Hiệp Phước

Khu công nghiệp Hợp Thịnh

VSIP II Bình Dương

Khu công nghiệp Tân Bình - TP Hồ Chí Minh